Hotline đặt phòng
09 8888 0648

Du lịch Gia Lai - Thời điểm thích hợp ?

03/05/2016

Nói tới Du lịch Gia Lai mọi người thường nhắc tới Biển Hồ Gia Lai đẹp, thác Chín tầng, và nhiều lễ hội mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên như : Lễ Hội Đâm Trâu, Lễ Bỏ Mạ. Thành phố trung tâm của Gia Lai là Pleiku, mọi người thường tới Pleiku để nghỉ ngơi và từ đây đi thăm quan du lịch khắp tỉnh Gia Lai. 

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và hướng dẫn chi tiết cách đi Du lịch Gia Lai, các món ăn đặc sắc không thể bỏ qua khi tới Gia Lai và Pleiku.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm cao, lượng mưa lớn, thời tiết không có bão và không có sương muối. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
     
 
 
     
 
Trong đó mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày nên sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại. Ngoài ra, du lịch Gia Lai – Pleiku nhiều khi các bạn sẽ đi vào các khu vực rừng núi, thác nước, các bản làng nên việc di chuyển trong thời tiết nhiều mưa, đường xá ẩm ướt, lầy lội sẽ không phải là thuận lợi.
 
     
 
 
     
Vì vậy, các bạn nên đi du lịch Gia Lai – Pleiku vào mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi vì lúc này lúa chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ nở vàng rực các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn. Đây cũng là thời điểm các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc diễn ra như:
  • Lễ Mừng lúa mới: sau khi đồng bào Gia Rai thu hoạch xong vụ mùa, tổ chức lễ hội này để tạ ơn thần Lúa, thần Nông Nghiệp.
  • Lễ ăn cơm mới
  • Liên hoan cồng chiêng
  • Lễ hội cúng làng cuối năm
  • Lễ hội đâm trâu: (người Ba Na gọi là x’trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.
  • Lễ bỏ mả : là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ, ẩm thực cộng đồng…
Những lễ hội này thường kéo dài từ cuối năm trước cho đến tháng ba năm sau tùy vào từng làng, từng khu vực trong tỉnh. Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác nữa như Lễ hội dúi, Lễ đâm trâu, Hội đua voi… Tuy nhiên, những lễ hội này hiện nay đang dần bị mai một đi, không phải buôn làng nào cũng tổ chức hay năm nào cũng tổ chức một cách thường xuyên mà hiện nay thường được tái hiện lại trong các sự kiện liên quan đến Văn hóa được Sở/ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.
Tháng 3 cũng là một thời điểm khác nữa mà bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của Gia Lai. Đây là thời điểm hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời.
 
Quay Lại